IT Solution Theme

Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu


“Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang.”

nguon-goc-va-y-nghia-tet-trung-thu


Mỗi lần nghe âm thanh bài hát này là biết rằng một mùa Tết trung thu lại tới. Ngõ nhỏ làng quê tới thành phố thiếu nhi cũng xôn xao sắm sửa đồ chơi mặt nạ.

Nhưng ít ai biết về nguồn gốc ngày Trung thu này ý nghĩa của nó. Vậy ngày Trung thu có như thế nào, chúng ta cùng khám phá tìm hiểu.

Dịch vụ cung cấp nhóm xiêc chuyên nghiệp

Nguồn gốc ngày Trung thu

Từ bao đời nay Trung thu đã trở thành một ngày Tết mùa thu không thể thiếu trong lễ tiết văn hóa Việt Nam. Trung thu xuất hiện từ thời xa xưa được thể thiết trên những nét hoa văn trống đồng Ngọc Lũ. Theo di tích để lại tại văn bia chùa Đọi năm 1121 thời Lý, Tết Trung thu đã đi vào truyền thống văn hóa nhà Lý với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Theo văn hóa phong tục Việt lâu đời thì mỗi độmùa thu tới, thời tiết mát mẻ, lúa trổ bông, người dân thường tổ chức lễ hội vừa thưởng trăng. Bày mâm ngũ quả cúng gia tiên, và phá cỗ. Trẻ em thì đeo những chiếc mặt nạ bắt mắt hình thú, tay cầm đèn ông sao…

Sự tích lễ Trung thu

Có tích kể lại rằng: Vào đêm trăng rằm tháng tám trời trong vắt, trăng soi xuống lòng hồ, nhà vua có ý muốn được lên cung trăng.

Pháp sư đi bên cạnh nhà vua đã đưa ngài lên đó. Vào đến cung Quảng Hằng, nhà vua được tiên nữ Hằng tiếp đón và chiêu đãi những món bánh ngon. Nhà vua vừa ăn vừa thưởng thức múa hát. Tất cả mọi thứ đều đẹp khiến vua quên cả thời gian, pháp sư phải nhắc vua mới giật mình cáo từ.

Sau khi về trần gian, cứ đến ngày rằm trung thu hằng năm, vua lại sai người làm những chiếc bánh tiên vua đã được ăn ở cung Quảng Hàn. Khi trăng tròn vua và các đại thần sẽ cùng ăn bánh và ngắm trăng. Từ đó, tục ăn tết trung thu ra đời.

Nên sau này mới có bánh trung thu là như vậy.

Ngoài ra, còn nhiều sự tích về cung trăng như sự tích chú cuội…

Đối với người Việt thì món bánh trung thu không thể thiếu trong mâm phá cỗ trung thu. Và đặc biệt múa lân lại không thể không có. Tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng cho mọi gia đình và trẻ con sẽ đi sau cùng đoàn lân.

Ý nghĩa lễ tết trung thu

Tết trung thu – Tết của đoàn viên là câu nói hay được nghe nhiều nhất. Khi đó cả gia đình sẽ cùng quây quần lại ngồi ngoài sân, vừa ăn bánh vừa ngắm trăng. Đôi khi chẳng có gì ngoài  vài viên kẹo chiếc bánh trung thu và quả bưởi, nhưng ai cũng muốn dịp đó được về nhà. Người lớn ngồi chơi nói chuyện, kể về những tích chuyện xưa, trẻ con thì nô đùa bám đuôi nhau hát bài “con sư tử nó múa quanh vòng quanh”.

Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Ngoài ra xem trăng đoán thời tiết sau đó cũng được cổ xưa đúc rút “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Có thể dự báo được thời tiết sau đó sẽ ra sao, mùa màng bội thu hay thiên tai địch họa.

Để có được lễ trung thu tưng bừng, vui vẻ, náo nhiệt, nức tiếng trẻ em cười đùa, bạn cần phải xây dựng kịch bản trước cho nó. Nếu còn phân vân, hãy để chúng tôi giúp đỡ bạn hoàn toàn miễn phí.

Kịch bản tổ chức Tết Trung Thu

Những trò chơi dân gian dịp Tết Trung Thu 

Thông tin liên hệ:

SĐT: 090 320 5559 - Địa chỉ: 138 Trần Bình, Hà Nội.



THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • 138 Trần Bình, Hà Nội
  • 090 320 5559
  • sales.dailamevent@gmail.com

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.